Rất nhiều người thường thắc mắc đường vành đai là gì và nó có chức năng gì như thế nào? Vị trí các tuyến đường vành đai của Hà Nội ở đâu?
Trong bài viết này Phúc An Land sẽ giải thích các khái niệm đó và giới thiệu cho các bạn quy hoạch chi tiết các tuyến đường vành đai 3.5 Hoài Đức và đường vành đai 4, 5 Hà Nội. Hy vọng thông tin này sẽ giải đáp được phần nào băn khoăn cho bạn.
Tóm tắt nội dung
Đường Vành Đai Là Gì?
Đường vành đai hay còn gọi là đường bao, đường cao tốc, xa lộ hay đường tránh. Nó là khái niệm được dùng để chỉ những tuyến đường lớn chạy xung quanh thành phố. Nó bao trọn diện tích nội đô, giúp việc di chuyển trong khu vực được dễ dàng hơn. Từ đó tránh tình trạng ách tắc giao thông tại các đô thị. Tuyến đường này thường là tuyến cao tốc hoặc xa lộ tuyến tránh. Nó kết nối với quốc lộ trong đô thị thông qua các nút giao thông trọng điểm. Tùy theo đặc điểm đô thị, thành phố sẽ đưa ra quyết định xây dựng đường phù hợp với địa thế và thông tin quy hoạch của địa phương.

Theo định hướng quy hoạch của Hà Nội ,lấy Hồ Gươm làm trung tâm thì để di chuyển vào nội thành sẽ bao gồm các trục hướng tâm như đường trục Đại Lộ Thăng Long, trục đường 32, trục Ngọc Hồi, đường trục Nguyễn Trãi, trục Lê Văn Lương – Tố Hữu….
Kết nối và di chuyển giữa các “tia“ đâm vào trung tâm này là các đường hình cung khép kín hoặc hở (mà cụ thể gồm các đường vành đai rộng dần từ 1 đến 2, 3, 4, 5)
- Xen kẽ giữa vành đai 2 và 3 là vành đai 2.5.
- Nằm giữa vành đai 3 và 4 là vành đai 3.5.
Chức Năng Của Đường Vành Đai là gì?
- Tạo thêm một tuyến đường mới trong hệ thống giao thông địa phương. Đây là điều cần thiết trong tình trạng dân số đô thị tăng mạnh như hiện nay. Giúp việc di chuyển, đi lại của mọi người được đơn giản hơn nhiều .
- Hoàn thiện hạ tầng giao thông của khu vực. Tạo nên sự kết nối đồng bộ cho các tuyến đường của địa phương.
- Mang tới một lựa chọn đi lại thông thoáng hơn cho người dân. Làm giảm bớt áp lực ách tắc cho những nút giao thông khác trong đô thị.
- Kết nối các địa phương lân cận với nhau. Giúp cư dân có thể nhanh chóng di chuyển mà không cần thông qua các tuyến đường nội đô. Từ đó thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán trong khu vực.
Quy hoạch chi tiết đường Vành Đai 3,5 Hà Nội
Đường vành đai 3.5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, Gia Lâm. Tuyến này nằm ngoài đường vành đai 3 và nằm trong đường vành đai 4 so với vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội.
Đường Vành Đai 3,5 Hà Nội
Vị trí đường vành đai 3,5 bắt đầu từ Phúc La – cao tốc Pháp Vân, Điểm cuối kết thúc tại Quốc Lộ 2. Đường vành đai 3,5 cắt qua các tuyến :

Ngọc Hồi,Đường Xa La – Thanh Hà (đường trục phía Nam) rồi từ đây đi tiếp cắt qua Quang Trung, Tố Hữu, Đại Lộ Thăng Long (đoạn này đã xong và gọi là đường Lê Trọng Tấn). Tiếp tục cắt qua đường 32 nối qua cầu Thượng Cát sang tới tận Mê Linh rồi kết thúc tại quốc lộ
Trong đó thì tuyến 5.6km nối Đại Lộ Thăng Long và Đường 32 luôn được quan tâm nhiều nhất. Vì trực tiếp đi qua các dự án bất động sản lớn đang triển khai tại đây: Dự án Bắc An Khánh, Dự án Nam An Khánh, Dự án Geleximco Lê Trọng Tấn, Dự án Bắc 32 Lideco, Dự án An Lạc Green Symphony, Vinhomes Wonder Park Đan Phượng, Biệt Thự Vườn Cam, Hà Đô Charm Villas, Nam 32 Westpoint …
Tiến độ thi công đường vành đai 3,5
- Đoạn từ Pháp Vân đến trục Xa La – Thanh Hà: Chưa có kế hoạch xây dựng (đường trục phía Nam)
- Đoạn từ Đường Trục Phía Nam đến Đại Lộ Thăng Long: Đã hoàn thành 80% (đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông). Đã cắm mốc để hoàn thiện toàn bộ.
- Đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 32: Đang gấp rút triển khai để kịp đưa Hoài Đức lên Quận.
- Các phần còn lại và cầu Thượng Cát: Chưa có kế hoạch triển khai.
Xem thêm:

Vành Đai 3,5 Hoài Đức đoạn Đại Lộ Thăng Long – Đường 32
Quy hoạch : Đoạn này có chiều dài 5,6 km, bắt đầu tại Đường 32, Cuối đoạn Tại Đại Lộ Thăng Long.(khu đất dịch vụ An Thọ – An Khánh) do huyện Hoài Đức chủ đầu tư.
Tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn Đại Lộ Thăng Long – Đường 32 nút giao có bề rộng mặt cắt ngang 60m gồm dải phân cách giữa rộng 5,5m, phần xe cơ giới mỗi bên rộng 12,25m (3 làn xe mỗi bên). Dải phân cách ngăn cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ mỗi bên rộng 1m, làn xe thô sơ mỗi bên rộng 6m, hè mỗi bên rộng 8m.
Hiện nay thì tuyến đường này đang được gấp rút thi công.

Sau khi hoàn thiện, tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 được kỳ vọng sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới, mở rộng thị trường bất động sản phía Tây và phía Bắc Thủ đô. Nhất là khi thông tin huyện Hoài Đức sẽ được nâng cấp lên quận đã được Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải xác nhận.
Vành Đai 3,5 đoạn đường 32 đến cầu Thượng Cát
Tuyến này đi qua dự án sắp mở bán Vinhomes Worder Park nên cũng rất được quan tâm. Hiện tuyến này chưa có kế hoạch triển khai.
- Điểm đầu: Đường quốc lộ 32
- Tuyến đường: Cắt qua Hoàng Quốc Việt kéo dài, trục đường Tây Thăng Long
- Điểm cuối: Cầu Thượng Cát (Hiện chưa xây dựng)

Nút Giao Đường Vành Đai 3,5 và Đại Lộ Thăng Long
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký Quyết định 921 phê duyệt chỉ giới nút giao thông giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long.
Theo Quyết định, nút giao tuyến đường Vành đai 3,5 với đường Đại lộ Thăng Long và phạm vi nghiên cứu các đường dẫn, tách nhập làn có vị trí thuộc địa giới huyện Hoài Đức và quận Nam Từ Liêm.
Đây là nút giao khác mức dạng Tuabin kết hợp hầm chui trực thông trên đường Vành đai 3,5 theo phương án thiết kế kiến trúc và hồ sơ đề xuất Dự án đầu tư xây dựng nút giao đã được UBND TP phê duyệt cuối năm 2017.

Quy Hoạch Chi Tiết Đường Vành Đai 4 Hà Nội
Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội.
Quy Hoạch Vành Đai 4 Hà Nội
Đường vành đai 4 đang được gấp rút triển khai để đưa vào sử dụng
- Điểm đầu: Km3+696 tại trục cao tốc đã xây xong: Nội Bài – Lào Cai.
- Xuất phát từ điểm đầu di chuyển về phía Tây Nam, vượt qua sông Hồng nơi cầu Hồng Hà.
- Giao cắt với các đường Đại Lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tiếp theo, vượt sông Hồng vị trí của con cầu Mễ Sở.
- Sau đó, di chuyển theo hướng Đông Nam cắt qua đường quốc lộ 5. Cắt tiếp quốc lộ 38 và băng qua dòng sông Đuống.
- Tiếp tục, kết nối trục cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long. Kết thúc là khép kín toàn bộ tuyến vành đai 4 Hà Nội.

Thiết Kế Đường Vành Đai 4 Hà Nội
Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.
Chi phí dự kiến cho dự án là 50 nghìn tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (Build-Operate-Transfer). Thời gian xây dựng đường vành đai 4 sẽ bắt đầu từ khoảng năm 2010, hoàn thành trước 2020.
Quy Hoạch Chi Tiết Đường Vành Đai 5 Hà Nội
Quy Hoạch Vành Đai 5 Hà Nội
Đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3).

Thiết Kế Đường Vành Đai 5 Hà Nội
Đường Vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 ÷ 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội
Các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang; tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 ÷ 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).
Từ Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên, đường vành đai 5 sẽ đi qua hầm đường bộ Tam Đảo.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ thông tin Quy hoạch đường vành đai 3.5 Hoài Đức và đường vành đai 4, 5 Hà Nội chi tiết mà Phúc An Land đã tổng hợp. Khi tuyến đường vành đai 3.5 hoàn thành thì tuyến đường này sẽ làm sốt giá đất, liền kề, biệt thự khu vực An Khánh Hoài Đức.
Từ những thông tin trên có thể nói đây là 1 cơ hội đầu tư có 1-0-2 trước khi tuyến đường vành đai 3.5 hoàn thành và Hoài Đức lên Quận. Phúc An Land là đơn vị chuyên tư vấn mua bán – cho thuê – đầu tư các dự án bất động sản khu vực Phía Tây, Hà Nội.
Để được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0975.318.409 – 0339.532.117.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐẦU TƯ:
Hotline: 0975.318.409 – 0339.532.117